Đây là tham luận được anh Đỗ Duy Thanh, Founder & CEO FNB Director – Công ty Tư vấn & Đào tạo Quản trị, Khởi nghiệp và Phát triển Nhượng quyền ngành F&B chia sẻ tại Hội thảo Khởi nghiệp Nhượng Quyền F&B Cơ hội & Rủi ro. Viet Franchise xin được chia sẻ lại bài tham luận bên dưới để bạn đọc tham khảo.
Tự làm thương hiệu hay nhượng quyền, làm gì cũng được nhưng quan trọng mục tiêu của bạn là gì? May mắn tham gia đào tạo, cố vấn về đầu tư và khởi nghiệp ngành F&B, tôi nhận thấy rằng các bạn trẻ có rất nhiều mục tiêu khởi nghiệp khác nhau, có thể kể đến như: khởi nghiệp vì đam mê, khởi nghiệp vì muốn thử sức mình, khởi nghiệp vì không muốn đi làm thuê nữa... Dù mục tiêu khởi nghiệp là gì đi nữa, thì họ sẽ sớm phải đối diện với một vấn đề thực tế, đó là lộ trình để biến ý tưởng màu hồng thành một dự án cụ thể khá gian nan.
Nhượng quyền là cách tiếp cận thông minh và nhanh nhất để có được một mô hình F&B.
Chặng đường setup mô hình kinh doanh kéo dài một vài tháng và trải qua rất nhiều bước đi khác nhau từ nghiên cứu thị trường; thiết kế mô hình gồm thực đơn, không gian kiến trúc, quy trình dịch vụ... Thực tế, sau khi tính toán được bài toán kinh doanh cho ý tưởng của mình, đã có rất nhiều bạn trẻ đã sáng suốt dừng lại. Số nhiều hơn sẽ bắt tay vào làm và cảm nhận được những khó khăn và thách thức trên từng bước triển khai. Kể cả khi đã thực hiện được ý tưởng của mình thành một cửa hàng, câu hỏi tiếp theo là “làm sao để vận hành?”, đặc biệt là “làm thế nào để có khách?”.
Tôi chia sẻ cái khó ở trên không phải để cổ vũ cho việc khởi nghiệp bằng mô hình nhượng quyền bằng mọi giá. Tuy nhiên, phải thực tế rằng, nhượng quyền là cách tiếp cận thông minh và nhanh nhất để có được một mô hình F&B.
Ở đây, chúng ta có một framework về hệ thống phân phối nhượng quyền, bạn có thể chọn một trong các mô hình bên dưới:
Tôi có đề cập ở trên là không phải cổ vũ việc nhượng quyền bằng mọi giá, vì bạn phải hiểu rõ các hình thức nhượng quyền hay nói cách khác là chủ thương hiệu sẽ vận hành chuỗi nhượng quyền trên cơ sở nào?
Đây là câu hỏi bạn dễ dàng tìm thấy câu trả lời trên Google, tuy nhiên với trải nghiệm của mình, tôi xin phép chia sẻ cách tiếp cận ở 2 góc nhìn khác nhau là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Bạn sẽ thấy cơ hội của người này có thể lại là thách thức của người kia và ngược lại. Chính vì vậy, cả hai bên cần phải tương hỗ, đồng hành và có cam kết hành động thì mới mang lại sự phát triển bền vững được.
Như tôi nói ngay từ đầu, triển khai việc gì cũng cần xem kỹ lại là mục tiêu của bạn. Khởi nghiệp nhượng quyền cũng vậy, mô hình lý tưởng của bạn có giống với mô hình bạn đang nhượng quyền. Sau đó cần đánh giá kỹ về thương hiệu nhượng quyền vì cần hiểu rõ rằng không phải một thương hiệu có một vài chi nhánh là có thể dễ dàng nhượng quyền. Hãy nghĩ về độ lớn thị trường, có lượng khách hàng đủ lớn để tới lượt bạn phục vụ không? Tần suất để sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn có cao không? Mô hình này liệu có phải chỉ là xu hướng nhất thời không? Bài toán tài chính được bên nhượng quyền cung cấp liệu có khả thi không? Bạn đã sẵn sàng trở thành khách hàng thân quen của ít nhất 2 cửa hàng trước khi mình định nhận nhượng quyền không?
Mặc dù bạn có được mô hình khá hoàn chỉnh từ người nhượng quyền, tuy nhiên cần hiểu rõ, bạn sẽ là người đầu tư, vận hành mô hình kinh doanh ấy. Mô hình nhượng quyền có thể đã chứng minh được khả năng thành công ở một số địa điểm nhưng điều đó không chắc chắn rằng sẽ thành công ở mọi địa điểm. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị kiến thức về đầu tư và vận hành nó, lên kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp và sẵn sàng bỏ thêm ngân sách truyền thông Marketing thu hút khách hàng chứ không phải tự tin ngồi đợi khách hàng đến cửa hàng.
* Nguồn: FnB Director
A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management
83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam
Hotline: +84 903 132 508
Email: hello@fnbdirector.com
Viet Franchise @Copyright 2023