NQTM (Nhượng quyền thương mại) là một hoạt động đang ngày càng trở nên phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới tuy nhiên về khái niệm NQTM trong luật pháp các nước khác nhau là không hoàn toàn đồng nhất. Sau đây sẽ là những khái niệm được đưa ra bởi một số tổ chức quốc tế hay pháp luật một số quốc gia:
Như vậy, NQTM được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như một sự liên kết, một hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập). Định nghĩa này được xem là khá đầy đủ phản ánh được những vấn đề cơ bản của hoạt động NQTM như các đối tượng thường xuất hiện trong quan hệ này, vấn đề phí nhượng quyền. Và quan trọng hơn nữa là tính liên tục cũng như mối quan hệ mật thiết giữa các bên trong hợp đồng NQTM cũng được đề cập thông qua việc quy định hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền phải tuân thủ triệt để kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của bên nhượng quyền.
Quyền thương mại là một “tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”.
Về khái niệm NQTM trong pháp luật Nga cũng giống như của EC, khái niệm này cho rằng NQTM là một quan hệ hai chiều một mặt bên nhượng quyền chuyển giao cho bên kia quyền sử dụng một số yếu tố thuộc quyền sở hữu của họ và nhận một khoản tiền từ phía bên kia. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn không thể hiện được cụ thể tính liên tục và mối quan hệ mật thiết giữa các bên trong suốt quá trình kinh doanh theo phương thức NQTM. Đây là một điểm thiếu sót của những khái niệm này khi so sánh với khái niệm của Hội đồng thương mại Hoa Kỳ.
Như vậy, với các hệ thống pháp luật khác nhau có những khái niệm không giống nhau về NQTM, sự khác nhau đó dựa trên cơ sở hướng tiếp cận vấn đề. Có những nước tiếp cận trên cơ sở các chủ thể và quyền nghĩa vụ của họ trong quan hệ NQTM, có những quốc gia lại tiếp cận trên cơ sở khái niệm về quyền thương mại. Tuy nhiên, về cơ bản trong hệ thống pháp luật các quốc gia có sự thống nhất về bản chất của quan hệ NQTM ở một số điểm như sau:
Trước đây, hoạt động NQTM được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự và pháp luật chuyển giao công nghệ với tên gọi “cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Luật Thương mại 2005 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong các quy định về NQTM trong pháp luật Việt Nam khi lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về hoạt động NQTM trong một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao. Theo đó:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Khái niệm về NQTM ở Việt Nam có sự kế thừa các quy định về NQTM trong pháp luật của một số quốc gia. Khái niệm này đã cơ bản thể hiện được bản chất của hoạt động NQTM tuy nhiên chưa làm rõ nghĩa vụ tài chính (nghĩa vụ thanh toán phí nhượng quyền) giữa các bên. Quan hệ NQTM đầu tiên phải nói tới là một quan hệ thương mại trong đó có sự trao đổi ngang bằng giữa các bên tham gia quan hệ. Một mặt pháp luật Việt Nam quy định khá nhiều các quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền thì lại quên đi nghĩa vụ cơ bản nhất của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền trong quan hệ NQTM đó là trả phí nhượng quyền.
Mặc dù có sự khác nhau trong các khái niệm về hoạt động NQTM trong pháp luật của các nước trên thế giới nhưng tựu trung lại đã có sự thống nhất về một số vấn đề cơ bản của loại hình hoạt động này như đối tượng, tư cách chủ thể, một số quyền nghĩa vụ cơ bản của các bên. Trên cơ sở phân tích những khái niệm về NQTM chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của loại hình hoạt động này như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng NQTM, hợp đồng NQTM là các hợp đồng được tiến hành bởi những chủ thể độc lập với nhau. Họ không có mối quan hệ về tổ chức và mối quan hệ giữa họ chỉ thông qua hợp đồng thương mại. Mặc dù trong hợp đồng NQTM, bên nhận quyền có vẻ rất phụ thuộc vào bên nhượng quyền khi họ phải chấp nhận sự kiểm tra, giám sát cũng như phải điều hành kinh doanh phù hợp với quy định, hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuy nhiên thực tế họ có tư cách pháp lý riêng biệt và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Trong các chủ thể NQTM thì bên nhượng quyền phải là chủ sở hữu hoặc có quyền chuyển nhượng một hệ thống các quyền thương mại có giá trị. Theo quy định của Nghị định 35/2006/NĐ-CP, bên nhượng quyền cũng phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đề ra như: hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm, đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền…Tuy nhiên, từ ngày 15/01/2018 thì điều kiện đối với bên nhượng quyền đã có sự thay đổi theo quy định tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, cụ thể, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất trong vòng 01 năm và đã có sự bỏ đi quy định trong việc bên nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền như quy định trước đây tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Trong khi đó đối với bên nhận quyền thì điều kiện đối với họ ít khắt khe hơn theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2006 thì chỉ cần có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại và quy định này hiện nay cũng đã được bãi bỏ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Cơ bản, điều kiện để hoạt động nhượng quyền thương mại có thể tóm tắt như sau:
Thứ hai, các quan hệ NQTM đều mang tính đồng bộ cao. Trong quan hệ NQTM, các bên tham gia có sử dụng chung các đối tượng như nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, phương thức kinh doanh. Việc bên nhận quyền sử dụng các yếu tố đó là hoàn toàn theo sự điều hành của bên nhượng quyền, các bên nhận quyền được sử dụng các đối tượng nêu trên nhưng tuyệt đối không thay đổi. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền thường xuyên có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của bên nhận quyền. Chính những yếu tố trên đã làm cho các cửa hàng NQTM trở nên rất giống nhau, hay nói cách khác đã tạo ra tính đồng bộ của hệ thống NQTM. Sự giống nhau đó không chỉ là ở các yếu tố bên ngoài như việc bài trí, khẩu hiệu , quảng cáo, cung cách phục vụ mà còn là sự đồng nhất về nội dung như về tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng, thành phần của sản phẩm. Đến lượt nó, tính đồng bộ của chuỗi cửa hàng NQTM lại là yếu tố bảo đảm cho việc sử dụng một cách có hiệu quả các quyền thương mại đã được công nhận trên thị trường. Bên nhượng quyền thường là thương nhân đã thành công trên thị trường nhờ mô hình họ xây dựng, vì vậy việc tạo ra sự đồng bộ giống nhau chính là tạo điều kiện cho bên nhận quyền thành công giống như bên nhượng quyền. Đồng thời điều này cũng giúp cho bên nhượng quyền bảo vệ uy tín, hình ảnh trong mắt khách hàng, giảm thiểu rủi ro do hoạt động của bên nhận quyền gây ra. Về vấn đề này thì bài học trong sự thất bại của hệ thống cà phê Trung Nguyên đã từng trải qua và sự thành công của thương hiệu Phở 24 cho đến thời điểm này là những minh chứng rõ ràng nhất. Chính bởi tầm quan trọng của tính đồng bộ nên nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của bên nhượng quyền khi quyết định xây dựng hệ thống NQTM.
Thứ ba, về mối quan hệ giữa các thương nhân tham gia hoạt động NQTM, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ gắn bó mật thiết, liên tục trong suốt quá trình thực hiện kinh doanh theo phương thức này. Theo đó bên nhượng quyền có nghĩa vụ theo dõi hướng dẫn bên nhận quyền trong việc thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ, cung cấp tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho bên nhận quyền một cách thường xuyên. Đồng thời bên nhượng quyền cũng có quyền kiểm tra giám sát hoạt động của bên nhận quyền để đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả của hệ thống NQTM cũng như quyền lợi chính đáng của bản thân bên nhượng quyền. Đối với bên nhận quyền thì trong suốt quá trình hoạt động họ có thể yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ các hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật đồng thời cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như thanh toán phí nhượng quyền (có thể theo tháng, quý, năm…) và các nghĩa vụ khác. Như vậy, ta có thể thấy mối quan hệ gắn bó giữa các chủ thể trong quan hệ NQTM là một đặc điểm rất nổi bật so với các hoạt động thương mại khác như mua bán, đại lý, li-xăng, chuyển giao công nghệ…
Thứ tư, đối tượng của hoạt động NQTM là các quyền thương mại. Quyền thương mại ở đây được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, đi kèm với việc được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ NQTM, bên nhượng quyền có thể là chủ sở hữu của những quyền thương mại này hoặc chỉ là chủ thể có quyền chuyển nhượng chúng.
Thứ năm, quan hệ hợp đồng NQTM là quan hệ thương mại và mang tính chất hai chiều bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng như nhãn hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu, bí quyết kinh doanh…Đồng thời bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền gọi là phí nhượng quyền.
[1] http://www.saga.vn/view.aspx?id=1579.
[2] TS. Lý Quý Trung (2006), “franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền thương mại”, Nxb Trẻ
[3] http://www.vietnambranding.com/kien-thuc/tong-quan-thuong-hieu/5401/Mot-so-khai-niem-nhuong-quyen-thuong-mai-tren-the-gioi.
[4] Điều 284 Luật Thương mại 2005.
Trích từ "Tài liệu bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện chức năng và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019 tại TP. HCM"
Nguồn: LS. Hồ Hữu Hoành
A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management
83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam
Hotline: +84 903 132 508
Email: hello@fnbdirector.com
Viet Franchise @Copyright 2023