Sự phát triển của NQTM trong thời gian qua và đặc biệt là sự bùng nổ của hoạt động này trong những năm gần đây đã chứng tỏ rằng mô hình NQTM rất phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam cũng như tìm năng của mô hình này trong giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà nhiều doanh nghiệp đã đạt được thì cũng có không ít các doanh nghiệp đã thất bại trong lĩnh vực này cả với tư cách bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Do vậy, trước khi quyết định tham gia thị trường với mô hình NQTM, một điều cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một chủ thể nào đó là tìm hiểu kỹ về những ưu thế cũng như bất lợi mà NQTM đem lại. Những lợi thế của hoạt động NQTM có thể đem lại:
Đối với bên nhượng quyền, trong môi trường giao lưu thương mại phát triển rộng rãi và mang tính toàn cầu như ngày nay bất cứ doanh nghiệp nào đã có chỗ đứng trên thị trường đều muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần tại nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù đã có được uy tín, chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã được công nhận nhưng nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng được tầm ảnh hưởng do các vấn đề về tài chính và vấn đề về các nguồn lực khác. Chính vì lẽ đó, NQTM là một lựa chọn khá hoàn hảo bởi trong quan hệ này bên nhượng quyền không cần phải bỏ ra chi phí để thiết lập chi nhánh, cửa hàng mới, trang bị máy móc mà họ chỉ phải bỏ ra các tài sản vô hình của họ như tên thương mại, nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh… Trên thực tế, bên nhượng quyền cũng phải bỏ ra một số các chi phí như tiền tài liệu, chi phí khi thực hiện nghĩa vụ đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát nhưng khi so với chi phí tự mình mở rộng sản xuất., kinh doanh thì chỉ là một con số cực kì nhỏ. Mặt khác, bên nhận quyền sẽ sử dụng các quyền thương mại nhận được một cách đồng bộ và không có quyền cải tạo, thay đổi các yếu tố là đối tượng của hợp đồng. Do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới được thành lâp về phương thức hoạt động, chất lượng hàng hóa, dịch vụ hay nói cách khác cả về nội dung và hình thức không khác gì một cơ sở do chính bên nhượng quyền tự thành lập. Bởi vậy, bên nhượng quyền vẫn có thể xây dựng, bảo toàn được hình ảnh, uy tín của mình trong mắt khách hàng mặc dù sự hiện diện của họ tại khu vực đó chỉ là thông qua một thương nhân khác bằng con đường NQTM.
Thứ kế, đối bới bên nhượng quyền, khi bắt đầu NQTM họ không phải chi quá nhiều tiền. Trong khi đó bằng việc nhượng quyền sử dụng các yếu tố như tên thương mại, nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh… Bên nhượng quyền còn thu về một khoản phí chuyển nhượng đáng kể và khá ổn định bất chấp biến động của thị trường. Thay vì để những tài sản vô hình của mình tại chỗ, bên nhượng quyền sử dụng chúng như một loại hàng hóa, tạo điều kiện cho chúng phát triển và thu về lợi nhuận cho mình. Phí NQTM có thể bao gồm phí nhượng quyền ban đầu, phí hàng tháng và các loại phí khác, mức phí mà bên nhượng quyền thu được phụ thuộc nhiều vào mức độ nổi tiếng của tên thương mại cũng như sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Đây là một trong những mục đích chính của bên nhượng quyền khi tham gia vào quan hệ NQTM.
Thêm vào đó, NQTM còn giúp cho bên nhượng quyền tránh được những khó khăn như khó khăn khi phải tiếp xúc với một thị trường xa lạ. Những phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng ở một địa điểm mới luôn đòi hỏi chủ cơ sở kinh doanh khá nhiều thời gian để thích nghi. Nhưng trong quan hệ NQTM thì vấn đề này là của bên nhận quyền chứ không phải bên nhượng quyền. Nhờ vào kiến thức kinh doanh mà các bên nhận quyền có được trên thị trường riêng của mình mà hệ thống NQTM có khả năng dễ dàng tương thích với những đặc điểm của kinh tế địa phương và nhu cầu đặc trưng của mỗi thị trường hơn là hệ thống chi nhánh, từ đó giúp nâng cao khả năng thành công của hệ thống NQTM hơn.
Đối với bên nhượng quyền, trước hết khi tham gia quan hệ NQTM, bên nhượng quyền phải đối mặt với nguy cơ về mất uy tín trong mắt khách hàng, đối tác. Hoạt động NQTM có tính đồng bộ cao, do đó trong phần lớn các trường hợp khách hàng trong ý thức của mình có sự đồng nhất giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền mặc dù đây là hai chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như bên nhận quyền có những hành vi như cung ứng hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, gây thiệt hại cho khách hàng …thì nhiều người sẽ nghĩ những hành vi đó chính là do bên nhượng quyền thực hiện. Mặc dù, pháp luật có quy định bên nhượng quyền có quyền thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của bên nhận quyền tuy nhiên cũng không thể loại trừ được tất cả hành vi kể trên.
Thứ hai, về nguy cơ lộ bí mật kinh doanh, với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp thành công thì họ thường có những bí quyết kinh doanh thứ đã mang lại cho lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Việc để lộ bí mật kinh doanh sẽ gây tổn hại rất lớn cho thu nhập và đe dọa tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quan hệ NQTM với nghĩa vụ chuyển giao các bí quyết kinh doanh, phương thức kinh doanh… Bên nhượng quyền phải chia sẻ những thông tin này với bên nhận quyền. Một khi quan hệ giữa các bên còn tốt đẹp thì không có vấn đề gì vì lợi ích giữa các chủ thể còn thống nhất. Nhưng khi có mâu thuẫn xảy ra giữa các bên đặc biệt là khi chấm dứt hợp đồng NQTM thì không thể phủ nhận khả năng bên nhận quyền sẽ tiếp tục sử dụng các yếu tố đó để trục lợi riêng cho bản thân, hay để gây khó khăn cho bên nhượng quyền.
Trích từ "Tài liệu bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện chức năng và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019 tại TP. HCM"
Nguồn: LS. Hồ Hữu Hoành
A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management
83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam
Hotline: +84 903 132 508
Email: hello@fnbdirector.com
Viet Franchise @Copyright 2023