Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, được phép kinh doanh ngoại hối, kinh doanh mua bán vàng miếng trên địa bàn chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật có liên quan về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Bên cạnh đó, khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn (Công an, Quản lý thị trường, Thuế …) tăng cường kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và vàng.
Đặc biệt là các hoạt động về thu đổi ngoại tệ; nhận và chi trả ngoại tệ; chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai không đúng quy định; các hoạt động mua, bán vàng miếng của các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu, thường xuyên theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ diễn biến của thị trường ngoại hối và vàng trên địa bàn để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả.
Doanh nghiệp trả lại giấy phép không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu
Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đề nghị các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối báo cáo việc duy trì điều kiện làm thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định. Đến nay, trên thị trường còn 298 thương nhân phân phối tham gia kinh doanh xăng dầu. Bộ Công Thương khẳng định, việc các doanh nghiệp trả lại giấy phép không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, qua báo cáo, rà soát, nhiều thương nhân phân phối đã không duy trì được điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định, các thương nhân đã chủ động trả lại Giấy chứng nhận. Từ đầu năm 2024 đến nay, có 16 thương nhân đề nghị trả lại và Bộ đã thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận theo đề nghị của Doanh nghiệp theo quy định.
Theo Bộ Công Thương, việc các thương nhân phân phối xăng dầu không duy trì điều kiện làm thương nhân phân phối và trả lại Giấy chứng nhận, nếu họ tiếp tục kinh doanh xăng dầu thì họ sẽ lựa chọn hình thức khác như làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho các thương nhân phân phối hoặc thương nhân đầu mối khác, khi đó các cửa hàng của họ vẫn hoạt động bình thường. Nếu họ không tiếp tục kinh doanh xăng dầu thì họ chuyển nhượng hoặc cho thuê cơ sở vật chất cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác để tiếp tục kinh doanh. Như vậy, về cơ bản các cửa hàng xăng dầu vẫn hoạt động bình thường.
Nguồn: antv.gov.vn
A member of FNB DIRECTOR - HoReCa Management
83 Nguyen Van Troi Apartment, Phu Nhuan Dist.,
Hochiminh City, Vietnam
Hotline: +84 903 132 508
Email: hello@fnbdirector.com
Viet Franchise @Copyright 2023